Làm sao khi trẻ sơ sinh bị táo bón

tre-so-sinh-bi-tao-bon-spobio-cl

tre-so-sinh-bi-tao-bon-spobio-cl

Táo bón ở trẻ thường làm bụng đầy chướng, bé hay quấy khóc, không chịu chơi, ăn ít, kém hấp thu, bé chậm tăng cân, để lâu sẽ dễ sinh bệnh, vậy nên các mẹ cần lưu ý và chăm sóc tốt cho trẻ bị táo bón.

>>Bé bị sổ mũi, nguyên nhân và cách xử trí

>>Bé ở tuổi nào thì tiêm phòng được viêm não mô cầu?

>>Dùng kháng sinh bé bị tiêu chảy phải làm sao?

Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón:

– Đối với những bé hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các bé khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.

Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu… thì chính chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.

– Một số mẹ vì không đủ sữa nên phải cho con dùng sữa ngoài, đây cũng là 1 trong các yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón nếu như bé không hợp sữa hoặc mẹ không pha sữa theo đúng công thức.

– Đối với trẻ ăn dặm sớm (đây là điều không được khuyết khích) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón.

– Một vấn đề khá gặp hiện nay đó là trẻ bị ốm, sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón.

Giải pháp để bé không còn tình trạng táo bón:

Chữa táo bón cho bé không đến mức quá khó như các bạn nghĩ, vì đây chỉ là triệu chứng chứ không phải bệnh, chỉ cần có những hiểu biết để điều chỉnh thích hợp thì trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ không còn là nỗi lo, giải quyết nhanh chóng mà vẫn an toàn cho sức khỏe của con.

– Để không bị táo bón trẻ đang bú mẹ cần điều chỉnh từ mẹ

Mẹ đang cho con bú bị táo bón, cần chữa táo bón sau sinh, điều chỉnh bằng cách ăn nhiều rau xanh, đồ mát, uống thêm nước, vận động nhẹ. Hạn chế tối đa các đồ ăn cay nóng như gừng, nghệ, tạm dừng thuốc bắc, thuốc giảm béo nếu đang uống, không uống trà, café, không ăn đồ ăn lạ vì có thể qua sữa gây táo bón cho con.

 Cho bé bú nhiều hơn so với bình thường để làm tăng lượng phân của bé, giúp kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển nhanh hơn.

Hàng ngày xoa bụng cho bé tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 -15 phút, sau đó cầm hai chân bé di chuyển như kiểu đạp xe 10 -15 phút. Thực hiện đúng giờ nhất định trong ngày, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối sau khi cho bé ăn khoảng 15 phút.

banner adw spobiocl 300

 – Bé uống thêm sữa ngoài

Các mẹ đừng nghĩ pha sữa đặc hơn để bé có được nhiều chất dinh dưỡng, mà hãy pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không pha quá đặc hoặc quá loãng. Tăng số lần uống sữa của bé 1-2 lần so với trước đây. Hàng ngày cần cho bé uống thêm một ít nước.

– Bé chuyển sang chế độ ăn dặm

 Chuyển từ từ để trẻ kịp làm quen và thích nghi. Chọn món ăn dặm có đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Nên thay đổi đa dạng các loại rau củ quả như: rau cải, mồng tơi, củ khoai lang, củ cà rốt… tước lấy phần thịt lá, bỏ cuộng và xay toàn bộ để nấu cho bé. Tránh các loại rau có nhiều nhựa: rau lang, rau muống…

 Sau khi trẻ ăn xong cần cho uống thêm nước tráng miệng, nước trái cây, hoa quả như lê, mận… các loại sinh tố như bơ, xoài, dưa hấu. Ngoài ra cần chú ý tập đại tiện cho bé đúng giờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *