Nguyên nhân và những dấu hiệu trẻ bị quai bị mà bố mẹ cần lưu ý

 

 

nguyen nhan va dau hieu benh qua bi o tre

Là một mối quan tâm hàng đầu từ phía của các bậc phụ huynh hiện nay về những dấu hiệu không mong đợi sẽ xảy ra với con em của mình ở bên trong giai đoạn đầu tiên. Thì bệnh quai bị trong thời gian gần đây lại được xem là một trong những loại bệnh lý về các tuyến nước bọt và hầu như là ở những trẻ bị bệnh quai bị thường thấy trong giai đoạn từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị gây ra rất nhiều khó chịu và bất lợi cho bé chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng cũng như là những hậu quả khó có thể lường trước được. Vậy ở đây đâu là nguyên nhân và dấu hiệu gây nguy hiểm mà những bậc cha  mẹ cần phải lưu ý để có thể đảm bảo sức khỏe cho con yêu của mình

 

A. Nguyên nhân của bệnh quai bị

Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân sau : do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus.

Được biết là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy và thường gặp ở những trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Quai bị là một loại bệnh mà truyền nhiễm cùng với lưu hành quanh năm và hầu như các đợt phát thành dịch này thường gặp thời gian vào mùa Đông – Xuân.

Ở những trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Với những trường hợp quai bị virus, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất(khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.

B. Những biểu hiện của trẻ khi mắc quai bị

Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.

Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng Sốt 38-38o5, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.

Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai). Nói chung triệu chứng dễ thấy nhất trong bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng.Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường.

Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.

Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to.

Kết : Trên đây là bài viết của chúng tôi về nguyên nhân và triệu chứng mắc bệnh quai bị mong rằng các mẹ và các bé sẽ sử lý và tránh được những hậu quả về bệnh quai bị này .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *