Hạn chế cho bé dùng kháng sinh bằng cách nào?

Kháng sinh rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên khi bé còn đang trong quá trình phát triển thì việc lạm dụng kháng sinh nhiều sẽ không tốt cho bé, thậm chí phản tác dụng lại khiến bé bị tiêu chảy, táo bón. Vậy làm cách nào hạn chế bé dùng kháng sinh mà bé vẫn có thể trị bệnh tốt.

>> Mách bạn những thực phẩm nên tránh khi dùng kháng sinh

>> Khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần

>> Uống kháng sinh bé bị tiêu chảy phải làm sao?

han-che-lam-dung-khang-sinh

Lạm dụng kháng sinh

Đợt thời tiết chuyển lạnh vừa qua, chị Nguyễn Thanh Thúy (HN) có con gái 13 tháng tuổi bị ho, sốt 39 độ C, mệt mỏi và ăn kém. Chị đưa cháu ra phòng khám Nhi ở Hai Bà Trưng để khám. Chị rất hốt hoảng khi “Bác sĩ chẳng cần hỏi cháu được mấy tháng tuổi, cân nặng bao nhiêu, đã sử dụng thuốc gì  mà và cứ như được lập trình sẵn viết đơn thuốc gồm 2 loại kháng sinh kết hợp, 1 thuốc long đờm, 1 thuốc chống dị ứng và thêm một thuốc kháng viêm nữa”. Chị cho con uống thuốc 3 ngày không thấy đỡ, mang con tái khám thì bác sĩ bảo viêm đường hô hấp dưới cần đổi thuốc mạnh hơn và kê đơn thuốc mới với 2 loại kháng sinh khác. Chị Thúy cảm thấy vô cùng hoang mang, liền đưa con đến khám tại BV Nhi Trung Ương thì bác sĩ kết luận: Cháu bị sốt virus, chỉ cần uống hạ sốt, uống nhiều nước và ăn uống bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cháu sẽ lành bệnh”. Sau một tuần chăm sóc theo hướng dẫn, chị Thúy rất vui mừng vì cháu đã khỏi hẳn bệnh và đang tăng cân trở lại.

Chị Thúy còn chia sẻ thêm “qua việc của con tôi, tôi thấy rất cần phải báo động về tình trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ em, những em bé đã quá quen với việc dùng kháng sinh có được khỏe mạnh để phát triển toàn diện hay không?”.

Đây là một thực tế đang rất phổ biến ở rất nhiều gia đình có con nhỏ. Con bị sốt, ho, cảm cúm cha mẹ tự ý dùng kháng sinh hoặc nếu không khi đến khám tại phòng khám tư cũng như bệnh viện công thường được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Bệnh nhẹ thì kháng sinh uống, bệnh nặng dùng kháng sinh tiêm.

Việc kê đơn hoặc sử dụng nhiều kháng sinh đặc biệt phổ biến ở trẻ em lâu dần làm trẻ mất khả năng miễn dịch với các bệnh thông thường. Việc lạm dụng kháng sinh còn có thể liên quan đến sự hình thành những siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến cho những bệnh nghiêm trọng như viêm phổi khó điều trị hiệu quả.

Sử dụng kháng sinh đúng cho trẻ như thế nào

Cha mẹ không nên thúc ép bác sĩ việc kê đơn để bé nhanh khỏi bệnh hay dứt điểm bệnh bằng mọi giá mà nên khuyến nghị bác sĩ cân nhắc lợi hại cho trẻ khi bác sĩ kê đơn một loại thuốc kháng sinh nào đó cho con mình. Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế, sau đây là những điểm cơ bản cha mẹ nên biết để có kiến thức sử dụng đúng kháng sinh cho con.

– Bệnh do virus không được dùng kháng sinh

– Dùng đúng liều lượng, thời gian sử dụng, chỉ khi nào có biểu hiện trên lâm sàng, cận lâm sàng là đã khỏi bệnh mới thôi dùng thuốc.

– Luôn theo dõi kết quả sử dụng, nếu không có kết quả phải xem lại chẩn đoán.

– Không phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, chỉ nên dùng loại phổ hẹp, tránh tạo ra vi khuẩn kháng thuốc, tăng độc tính và tai biến.

– Phải luôn chú ý tai biến và tác dụng phụ của kháng sinh: Do nhiễm độc thuốc (suy gan, thận, thần kinh, tuỷ, răng, tai…), Do vi khuẩn (tạp khuẩn cộng tồn, loạn khuẩn, nội độc tố), tai biến chọn lọc (viêm gan, mất bạch cầu, suy tuỷ, điếc…)

– Khi tiêm thuốc kháng sinh cần làm test phản ứng và có đầy đủ các phương tiện cấp  cứu tại chỗ.

Trẻ có sức đề kháng tốt là yếu tố quan trọng giúp trẻ chống chọi lại với các căn bệnh nhiễm trùng, hạn chế phải sử dụng kháng sinh.

Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” là cách tác động lên hệ miễn dịch tế bào và kháng thể miễn dịch của trẻ, giúp hệ miễn dịch non yếu của trẻ tăng cường hoạt động hiệu quả hơn. Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm trẻ bị bệnh để trẻ nhanh hồi phục và giảm tái phát lần sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *