Chăm sóc cho trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản

cham-soc-tre-viem-tieu-phe-quan

cham-soc-tre-viem-tieu-phe-quanBệnh viêm tiểu phế quản thường có dấu hiệu sốt cao, nôn chớ, ho… Khi bé có dấu hiệu bệnh viêm tiểu phế quản bạn cần biết cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

>> Viêm tiểu phế quản phổi nguy hiểm như thế nào?

>> Để trẻ không bị mắc bệnh tiêu hóa mùa lạnh

Bạn cần cho bé uống thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu có) và chú ý hút mũi, đờm dãi, hạ sốt, giảm ho, tăng cường dinh dưỡng…cho bé. Đó là những biện pháp bạn cần làm để hỗ trợ bé khi bị bệnh viêm tiểu phế quản.

Bé bị bệnh viêm tiểu phế quản cần thường xuyên cho bé uống nước

Khi được cung cấp nước, đờm dãi của bé sẽ loãng ra, giảm nguy cơ tắc nghẽn, đồng thời cũng dễ tống thoát ra ngoài hơn.

Hạ sốt

Chỉ dùng thuốc hạ sốt nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,50C bằng paracetamol. Liều dùng: 10-15mg/1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10 kg có thể uống 1 lần với 100-150mg paracetamol mỗi 4-6 giờ khi bị sốt). Nếu bé không nôn chớ thì bạn dùng thuốc qua đường uống, nếu thấy bé nôn chớ nhiều có thể dùng thuốc qua đường hậu môn. Chú ý, khi dùng thuốc hạ sốt bé sẽ ra nhiều mồ hôi, bạn nên dùng khăn khô, mềm lau mồ hôi cho bé. Nếu để mồ hôi thấm ngược lại thì sẽ cực kỳ không tốt.

Bé bị viêm tiểu phế quản cần giúp bé dễ thở hơn

Cho bé gối cao đầu (khoảng 30-450), bế bé dựng đứng hoặc cho bé ngồi.

Giảm ho cho bé

Bạn có thể giảm ho cho bé bằng một số bài thuốc dân gian như dùng nước quất, hẹ và mật ong (đường phèn) hấp rồi cho bé ngậm từng ngụm nhỏ. Khi bé ho, bạn có thể vỗ lưng cho bé để giúp tống đờm ra ngoài.

Làm thông thoáng mũi bé

Nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), sau đó lau hay hút sạch mũi cho bé. Nếu bé ngạt mũi quá nặng, mũi đặc bạn có thể hỗ trợ bé bằng cách rửa mũi.

Cách rửa mũi: đặt bé nằm nghiêng trên đùi sao cho phần mông bé cao hơn đầu, hút nước muối sinh lý ấm vào xilanh 10ml, sau đó phun vào một bên mũi, dịch mũi sẽ chảy ra ở phía mũi bên kia. Sau đó bạn dùng hút mũi hút sạch dịch. Lặp lại khoảng 2 -3 lần mỗi bên, dịch mũi sẽ bị tống ra ngoài hết.

Trong khi làm, bé sẽ khóc vì sợ nhưng bạn yên tâm là không làm bé đau chút nào đâu và cực kì tốt với bé.

Dinh dưỡng cho bé

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, tăng số lần cho ăn nhưng giảm lượng thức ăn/lần ăn. Nếu bé đang bú, bạn nên cho bé bú thành nhiều lần, chú ý không cho bé bú nằm vì bé sẽ bị ngạt mũi, và bỏ bú. Nếu bé đã ăn dặm, bạn nên chế biến thức ăn lỏng và mềm hơn ngày thường. Cho bé ăn lúc còn ấm. Nếu bé nôn chớ, bạn nên bổ sung ngay để đảm bảo đủ năng lượng cho bé.

Môi trường sống

Bạn nên để bé trong phòng thoáng mát, đặc biệt là phải đủ ẩm để giúp bé dễ thở hơn. Không được hút thuốc lá trong phòng của bé. Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng và đồ chơi của bé.

Người chăm sóc bé

Người trực tiếp gần gũi và chăm sóc bé cũng cần giữ vệ sinh để hạn chế nguồn lây nhiễm cho bé.

Đưa đến khám bác sĩ

Khi bạn thấy các triệu chứng thể hiện bệnh chuyển biến nặng hơn (như nôn nhiều, bỏ bú, bỏ ăn, thở nông và mạch rất nhanh, da tím tái…) thì bạn cần đưa đến bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất. Bệnh viêm tiểu phế quản đa phần không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Do vậy, đừng lạm dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những gợi ý trên đây sẽ giúp các bạn chăm sóc trẻ một cách tốt nhất trong giai đoạn bé bị bệnh. Chúc các bé khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *