Viêm tiểu phế quản phổi nguy hiểm như thế nào?

viem-tieu-phe-quan-phoi

viem-tieu-phe-quan-phoi

Viêm tiểu phế quản phổi là một bệnh lý viêm cấp tính đường hô hấp dưới xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là ở trẻ dưới 6 tháng. Bệnh biểu hiện với triệu chứng ho, khò khè,  chảy mũi, sốt nhẹ trước vài ngày, sau đó nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy hô hấp.

>> Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em

>> Những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em

>> Trẻ biếng ăn sau khi ốm cần chăm sóc như thế nào?

Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Trong vài ngày đầu tiên các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như bị cảm lạnh thông thường: chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ (không phải luôn luôn hiện diện), thở khò khè – thở có vẻ khó hơn hoặc ồn ào khi thở ra, thở nhanh hoặc khó thở, nhịp tim nhanh.

Ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nhiễm trùng thường tự biến mất trong 1 – 2 tuần. Nếu trẻ được sinh ra sớm hoặc có vấn đề sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như bệnh tim, tình trạng phổi hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng có thể nặng hơn và có thể cần phải nhập viện.

Viêm tiểu phế quản nặng có thể gây khó thở đáng kể, da xanh (xanh tím) – một dấu hiệu không đầy đủ oxy. Điều này đòi hỏi chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nếu có nhiều hơn các vấn đề hô hấp, nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ khác của viêm tiểu phế quản – bao gồm sinh non hoặc bệnh tim hoặc bệnh phổi, liên lạc với bác sĩ.

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản

  • Do trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào xảy ra vào lúc giao mùa, hoặc vào mùa thời tiết lạnh.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi, nhất là trẻ dưới 6 tháng là đối tượng dễ bị nhất.

Cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

  • Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh đến 2 tuổi. Điều quan trọng là người mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nhằm đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng. Trong suốt thời kỳ cho con bú, cần lưu ý đặc biệt tới các loại thực phẩm giàu canxi như các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh, các loại hạt hay các loại cá. Các chế phẩm bổ sung vitamin sẽ giúp tăng thêm nguồn vitamin trong sữa mẹ.
  • Khi trẻ được 6 tháng, cần cho trẻ ăn dặm đúng cách. Tùy thể trạng từng trẻ, có thể tập cho trẻ ăn dặm từ từ, bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: Tinh bột; chất đạm; rau, trái cây; dầu thực vật. Cho trẻ uống đủ nước.
  • Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm trong mùa đông, khi thời tiết giao mùa chuyển nóng hoặc lạnh đột ngột cần thường xuyên thay quần áo phù hợp, không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi.
  • Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị viêm đường hô hấp cũng như các trẻ bệnh khác.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Đối với trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu. Đối với trẻ bình thường, khi có những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *