Sốt siêu vi là loại bệnh rất thường hay gặp, và đối tượng hay mắc nhất là trẻ em. Mức độ bệnh phụ thuộc vào chủng virus mà người bệnh bị nhiễm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ ra sao nhé.
>>Sốt phát ban ở trẻ nhỏ và nguyên tắc chăm sóc tốt nhất
>>Cách chữa bị nhiệt miệng (lở miệng) đơn giản và rất hiệu quả
>>Dùng kháng sinh bé bị tiêu chảy phải làm sao?
Nguyên nhân sốt siêu vi?
Sốt siêu vi là ốm sốt do nguyên nhân virus. Có nhiều chủng Virus khác nhau có thể bệnh.
Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều không nguy hiểm và có thể tự chữa trị, tuy nhiên có một số ít bệnh sốt siêu vi có khả năng gây nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.
Triệu chứng sốt siêu vi:
– Sốt cao: triệu chứng thường xuất hiện của sốt siêu vi. Bệnh nhân thường sốt từ 38-39 độ, cũng có thể sốt tới 40-41 độ.
– Đau đầu: Một triệu chứng thường xuất hiện khác của sốt siêu vi.
Triệu chứng sốt siêu vi thường gặp là đau đầu dữ dội, cảm thấy quay cuồng, chao đảo. Nguyên nhân của tình trạng này do sốt cao dẫn đến tăng nhanh tốc độ tuần hoàn và căng mạch máu.
Khi sờ huyệt thái dương thì có thể dễ dàng thấy mạch đập mạnh, cảm giác như giật giật.
Người bệnh khi đau đầu thường nhắm chặt mắt, nằm co quắp, li bì do choáng. Những lúc lên cơn đau đầu sẽ trông mặt giống bị phù nề, sưng mắt.
Có nhiều trường hợp ở trẻ em, khi đau đầu nhưng trẻ vẫn tỉnh táo.
– Viêm đường hô hấp: Triệu chứng của các bệnh đường hô hấp: viêm họng, sưng đỏ, tấy họng, ho, ngứa rát cổ họng, nước mũi, sổ mũi, hắt hơi.
– Chảy mủ tai: Bệnh nhân bị sốt siêu vi có thể có mủ ở tai hoặc chất nhầy và cảm thấy ngứa tai.
– Viêm – đau mắt: kết mạc mắt chuyển đỏ, xuất hiện gỉ mắt, lờ đờ, chảy nước mắt.
– Nôn mửa: Người bệnh có thể nôn mửa, thường là sau khi ăn. Nguyên nhân tình trạng nôn là do viêm họng và kích ứng của chất nhầy.
– Phát ban: Sau khoảng 2 hoặc 3 ngày bắt đầu sốt, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu ban. Khi ban xuất hiện thì người bệnh đã qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh.
– Tiêu hóa rối loạn: Triệu chứng thường xuất hiện sớm hoặc muộn hơn khi bắt đầu sốt. Triệu chứng thường xuất hiện khi sốt siêu vi đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng, không kèm theo máu hay chất nhầy.
– Viêm hạch: Những vùng hạch trên cơ thể, đặc biệt ở đầu, cổ và mặt sẽ sưng và đau. Biểu hiện sưng khá rõ ràng, có thể nhìn và sờ thấy hạch sưng.
– Đau người: Triệu chứng đau cơ. Người bệnh sẽ thấy đau nhức toàn thân, cơ bắp, khó chịu. Trẻ em sẽ kêu đau và quấy khóc.
Phương pháp điều trị sốt siêu vi ở trẻ:
Tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu trực tiếp virus và sốt siêu vi, nhưng có phác đồ chung cho bệnh sốt siêu vi như sau:
– Hạ sốt: Sốt cao có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân nên cần sử dụng thuốc hạ sốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng paracetamol, uống cứ sau giờ một với liều lượng 10 mg mỗi kg cân nặng. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn của dược sĩ khi mua.
– Chườm mát: Sử dụng khăn mát hoặc miếng dán chườm để chườm mát người bệnh. Khi chăm sóc người bệnh, bạn nên chú ý lau sạch cơ thể và mồ hôi, cho bệnh nhân nghỉ ở nơi thoáng khí, mặc quần áo vừa phải.
– Co giật: Khi bệnh nhân sốt cao có khả năng dẫn tới co giật. Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý chống co giật, đặc biệt trẻ em. Khi sử dụng thuốc hạ sốt kèm chống co giật bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt những người đã từng co giật do sốt cao.
– Bù nước và muối khoáng: Sốt cao thường đi kèm với vấn đề mất nước và rối loạn điện giải cơ thể do thân nhiệt tăng cao dẫn đến đổ nhiều mồ hôi hơn. Bạn nên cho người bệnh uống nhiều nước hoa quả, bổ xung muối khoáng với oresol cũng như cháo muối loãng.
– Ăn uống: Người bị bệnh sốt siêu vi thường mệt mỏi, kém ăn. Bạn có thể nấu những món ăn dễ tiêu hóa, đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để chống chọi lại virus.
– Vệ sinh: Cần giữ vệ sinh cho người bệnh,
Tránh nguy cơ bội nhiễm các tuyến hô hấp, tai mũi họng. Bạn có thể vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý natriclorid 0,9%, tránh sử dụng các thuốc phức tạp, có nguy cơ phản ứng giữa các loại thuốc.
Lau sạch cơ thể người bệnh, đảm bảo vệ sinh thân thể. Có thể tắm cho người bệnh bằng nước ấm nóng trong điều kiện kín gió, nhiệt đồ phòng đảm bảo.
Đặc biệt cần chú ý:
Bạn phải đưa người bệnh sốt siêu vi tới cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm:
+ Sốt cao ( trên 38,5 độ, đặc biệt trên 39 độ ) mà thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng.
+ Người bệnh lơ mơ, ngủ li bì, đau đầu thường xuyên và tần xuất gia tăng, co giật.
+ Buồn nôn, nôn mửa, nôn khan nhiều.
+ Sốt cao kéo dài (trên năm ngày )
Biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi:
Tiêm phòng vắc-xin ngừa một số loại virus phổ biến hằng năm.
Hạn chế đến những nơi đông người khi đang có dịch sốt siêu vi.
Hạn chế tiếp xúc người bệnh.
Rửa tay và vệ sinh tai mũi họng thường xuyên, đúng cách.
Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe với việc luyện tập thể dục, thể thao, bổ xung vitamin.
>>Khi trẻ bị sốt cần chăm sóc với chế độ dinh dưỡng ra sao?